Điều dưỡng viên lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tả
Điều dưỡng viên lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tả
Trường hợp người bệnh bị tả thường mất nước, môi khô, lưỡi khô, mắt trũng, mất sức, ảnh hưởng đến sức khoẻ… cần phải được nhanh chóng kịp thời xử trí. Dưới đây điều dưỡng viên lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tả.
Điều dưỡng nhận định về trường hợp người bệnh tả.
– Bị mất nước: qua các biểu hiện dấu véo da, mức độ khát nước thế nào, số lượng nước tiểu ít hay vô niệu, môi và lưỡi khô nẻ, mắt trũng
– Tình trạng tuần hoàn: Mạch đập nhỏ và huyết áp bắt đầu tụt hay kẹt là dấu hiệu tiền shock, cần theo dõi mạch, huyết áp 30’/lần. Khi quan sát da, móng chân, móng tay, đếm nhịp thở, kiểu thở có thể biết được tình trạng hô hấp của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân suy hô hấp, điều dưỡng cần tìm mọi biện pháp thông khí, cho thở oxy.
– Mức độ đi ngoài: Số lần đi ngoài, tính chất phân
– Điều dưỡng viên xem hồ sơ bệnh án để biết chẩn đoán độ mất nước, chỉ định thuốc, xét nghiệm và các yêu cầu theo dõi khác
Tình trạng chung người bị tả: Tri giác đang tỉnh, lừ đừ hay lơ mơ, vật vã, có thể chuột rút
– Sử dụng kẹp nhiệt độ, Đo nồng độ nước tiểu trong vòng 24h
– Lập bảng về tình trạng nôn sau khi ỉa chảy
Điều dưỡng viên lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tả:
-Theo dõi dấu hiệu mất nước
-Theo dõi tuần hoàn
– Bảo đảm thông khí
– Thực hiện y lệnh của BS: Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời
– Chăm sóc các hệ thống cơ quan nuôi dưỡng
– Hướng dẫn nội quy, giáo dục sức khỏe
Điều dưỡng viên tiến hành thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh tả
– Theo dõi dấu hiệu mất nước
+ Đánh giá mức độ mất nước
+ Theo dõi lượng nước vào ra trên 24h
+ Bù đủ nước, ngoài truyền dịch phải kết hợp uống ORS nếu bệnh nhân không nôn
-Theo dõi tuần hoàn
+ Lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và báo cho BS
+ Nhanh chóng chuẩn bị truyền dịch qua đường tĩnh mạch, truyền kim to và cho truyền nhiều đường 1 lúc, cho chảy nhanh
+ Theo dõi đáp ứng, tránh phù phổi cấp, kiểm tra tốc độ truyền thường xuyên, tùy theo chỉ định của BS
– Quá trinh thông khí đảm bảo: Điều dưỡng viên quan sát tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà ta có thể: Cho thở oxy và theo dõi nhịp thở, dấu hiệu đầu chi lạnh, tím
– Thực hiện y lệnh chính xác, kịp thời
+ Thuốc, truyền dịch hoặc uống ORS
+ Các xét nghiệm: Lấy mẫu phân đúng quy cách theo chỉ định của BS
– Điều dưỡng viên chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng
+ Cho bệnh nhân tả nằm giường có lỗ để giúp cho người bện đại tiện tại chỗ vào bô, cần có 2 bô sát khuẩn để theo dõi phân và chất nôn riêng. Nếu như bô không có vạch đo thì điều dưỡng phải nhúng thước có vạch vào bô để tính thể tích chất thải
+ Lau rửa, thay quần áo thường xuyên để bệnh nhân dễ chịu, chú ý lau rửa vùng mông sạch sẽ, khô
+ Chế độ ăn uống cho người lớn nhịn hoặc ăn cháo muối trong ngày đầu, ngày thứ 2 trở đi cho người bệnh ăn cháo thịt lỏng, dễ tiêu. Đối tượng trẻ nhỏ còn bú cho bú bình thường
Điều dưỡng viên giáo dục sức khỏe, hướng dẫn người bệnh
– Bằng thái độ dịu dàng điều dưỡng phải hướng dẫn nội quy khoa phòng cho bệnh nhân và người nhà khi bệnh nhân mới vào để người bệnh yên tâm điều trị
– Hướng dẫn cách tẩy uế và xử lý phân đúng quy cách cho nhân viên và thân nhân, tránh lây lan
– Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà cách phòng bệnh, vệ sinh thực phẩm, nước uống, rửa tay trước khi ăn, cách xử lý và tẩy uế phân tại nhà trước khi người bệnh xuất viện.
Bước cuối cùng đánh giá
Điều dưỡng viên chú ý: ghi trong bảng đánh giá là tốt nếu như:
– Sau khi truyền đủ dịch nước và điện giải, bệnh nhân tỉnh lại ngay, da ấm, mạch, huyết áp ổn định, hết dấu hiệu mất nước. Bên cạnh đó, người bệnh hạn chế đến ngừng đi ngoài, đi tiểu nhiều, không còn cảm thấy khát nước
– Sau các giờ đầu, người bệnh không còn nôn và chuột rút
– Diễn biến bệnh tốt rất nhanh từ vài giờ đến vài ngày: Mạch chậm lại, đều, rõ, huyết áp về bình thường, nhiệt độ cũng trở về bình thường
Trên đây, điều dưỡng viên chú ý khi lập bảng chăm sóc người bệnh tả.