Ngành nào là ngành “nóng” trong kỳ tuyển sinh năm 2016
Ngành nào là ngành “nóng” trong kỳ tuyển sinh năm 2016
Những năm trước đây, khối ngành Kinh tế, kỹ thuật, khối ngành Tài chính – ngân hàng, các chuyên ngành như Kế toán, ngành Quản trị kinh doanh… là những ngành “nóng” luôn được thí sinh ưa chuộng chọn học do cơ hội việc làm lớn sau khi ra trường. Nhưng vài năm trở lại đây, đặc biệt là kì tuyển sinh năm 2016 liệu ngành “nóng” có còn “nóng”?
Ngành “nóng” đã bắt đầu ế
Thời kì cao điểm là từ năm 2000 đến 2010 tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh vào những ngành trên chiếm tới khoảng 41% trong tổng số hồ sơ đăng kí. Do vậy dẫn tới tình trạng số lượng đào tạo những ngành này trong những năm vừa qua quá lớn dẫn tới việc dư thừa và gây mất cân đối nguồn nhân lực quốc gia.
Nếu như không kịp thời có một định hướng tốt về đào tạo và hướng nghiệp, thì chỉ khoảng vài khóa học nữa, những sinh viên ngành tài chính, kinh tế khó mà tìm được việc làm.
Y Dược luôn thu hút thí sinh theo học
Theo như Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đã thừa nhận: “Về việc mất cân đối trong ngành nghề đào tạo hiện nay, đây là một thực tế khó tránh khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, khi mà đào tạo và phân công sau khi đào tạo lại không gắn với nhau, điều này gây khó khăn cho xây dựng kế hoạch đào tạo và kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp”.
Cần phải cân đối lại ngành nghề đào tạo
Ông Bùi Văn Ga cho biết: “Hiện nay Bộ GD&ĐT đang phối kết hợp với các Bộ, các ban ngành địa phương để có thể tổng hợp quy hoạch nguồn nhân lực trong thực tế. Trên cơ sở đó gắn liền việc đào tạo của các cơ sở giáo dục với nhu cầu sử dụng của nền kinh tế, và của xã hội. Chúng tôi sẽ thông báo thường xuyên vấn đề này trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân, để các cháu học sinh, các sinh viên có điều kiện tham khảo, và lựa chọn ngành học cho thật đúng đắn”.
Ngành nào sẽ “nóng” trong kì tuyển sinh năm 2016
Theo dự báo nguồn nhân lực ngành kinh tế thời gian tới sẽ bão hòa. Vậy nên, để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực trong xu thế hội nhập hiện tại thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như nhu cầu được sử dụng các loại hình dịch vụ y tế chất lượng cao là vô cùng lớn. Bên cạnh đó, ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ Dược sỹ còn rất thấp so với mức trung bình của các nước trên thế giới và khu vực. Ngoài ra, chất lượng của đội y bác sỹ, dược sỹ còn nhiều hạn chế, nhiều bất cập, và vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhân dân.
Nhận biết được tình trạng thiếu hụt trầm trọng nhân lực ngành Dược trong thời gian tới ở nước ta, một bộ phận đông đảo thí sinh năng động và hiểu biết đã đổ xô đăng kí học Trung cấp Dược, Cao đẳng Dược từ nửa cuối năm 2015, và dự báo sẽ còn tăng đột biến ở kỳ tuyển sinh năm 2016. Nhiều khả năng sẽ tạo nên “cơn sốt” trong kì tuyển sinh năm 2016 mà các trường Y Dược cần chuẩn bị phương án dự phòng khi quá tải.