Tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Xem ngay bí quyết quan hệ lâu ra tới 60 phút rất đơn giản TẠI ĐÂY❤️

Tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Lượt xem: 2094 | Đăng bởi: admin

Tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh có rất nhiều cấp độ khác nhau, có thể chỉ khiến trẻ gặp chút khó khăn trong việc thở, hoặc cũng có thể nghiêm trọng tới mức đe doạ mạng sống của trẻ.

Tràn khí màng phổi là một dạng xẹp phổi liên quan tới sự tích tụ không khí bên trong khoang ngực giữa thành ngực và 2 lá phổi. Tuỳ thuộc vào lượng khí xuất hiện mà quyết định mức độ nặng nhẹ của tràn khí màng phổi. Nguyên nhân có thể do khí xâm nhập vào khoang ngực từ bên ngoài cơ thể hoặc từ phổi, trong đó, hầu hết các trường hợp tràn khí màng phổi đều xảy ra khi rò rỉ không khí từ trong phổi ra ngoài màng phổi.

tran-khi-mang-phoi-o-tre-so-sinh

Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi

Các túi khí nhỏ trong phổi (phế nang) là nơi trao đổi oxy và CO2. Khi phế năng bị vỡ, khí bến trong sẽ thoát ra ngoài, nếu khí đó đi tới khoang màng phổi, hiện tượng tràn khí màng phổi sẽ xảy ra. Hiện tượng này có thể xảy ra với bất kỳ đứa trẻ nào, do phổi nở rộng sau khi sinh.

Một số yếu tố nguy cơ tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh gồm:

– Sinh non: Mô phổi của trẻ sinh non dễ tổn thương và phế nang dễ vỡ hơn. Theo đó, những bé có trọng lượng lúc sinh dưới 1,5kg sẽ có nguy cơ bị tràn khí màng phổi cao hơn.

– Trẻ phải hỗ trợ hô hấp khi sinh: Trường hợp trẻ không thở sau khi sinh sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ bằng bóng ambu hay thiết bị khác cho tới khi bé bắt đầu tự thở. Mặc dù điều này cần thiết để bảo vệ tính mạng của bé, nhưng đồng thời nó lại có thể gây tràn khí màng phổi.

– Thông khí bằng máy: Trẻ sơ sinh cần sử dụng máy thở, máy hỗ trợ hỗ hấp, CPAP có nguy cơ tràn khí màng phổi cao.

tran-khi-mang-phoi-o-tre-so-sinh

– Hít phải phân su: Hít phải phân su trong quá trình sinh có thể khiến đường thở của bé bị bít kín, khiến không khí đi vào phổi mà không ra được, dẫn tới áp lực trong phế nang tăng cao, dần bị vỡ và gây tràn khí màng phổi.

Điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh

Trẻ có biểu hiện nghi ngờ bị tràn khí màng phổi sẽ được chụp X-quang để chẩn đoán. Việc điều trị căn cứ vào lượng khí bị rò rỉ và mức độ nặng của triệu chứng. Trường hợp khí rò ít trẻ có thể không có triệu chứng điển hình và không cần điều trị, do cơ thể tự hấp thu lại không khí. Tuy nhiên, khi lượng khí tràn nhiều, trẻ gặp khó khăn trong việc thở, hoặc đẩy tim, các mạch lớn hay khí quản khỏi vị trí thì cần được can thiệp sớm để bảo vệ tính mạng của bé.

Điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bao gồm:

– Bổ sung oxy: Cho trẻ thở 100% trong một số trường hợp có thể giúp cơ thể hấp thu lại không khí bị tràn.

– Chọc hút tế bào: Bác sĩ sẽ đưa mũi kim từ ống tiêm qua thành ngực và dẫn không khí bị tích tụ ra ngoài, sau đó kim được rút ra và bằng vùng da đó lại.

– Ống ngực: Một ống ngực có thể được sử dụng để loại bỏ toàn bộ lượng khí rò rỉ trong những trường hợp tràn khí màng phổi nặng hoặc ở trường hợp trẻ sinh non có thở máy. Theo đó, bác sĩ sẽ đưa một ống nhựa nhỏ qua ngực và cố định, đầu bên ngoài được kết nối với máy hút. Sau khi loại bỏ khí tích tụ, ống này sẽ được rút ra và lỗ rò sẽ lành lại./.

Tag: Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi ; Điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh ; tràn khí màng phổi

Tin tức khác